Tại sao phải bảo dưỡng điều hòa định kỳ?

Điều hòa luôn chạy ổn định, chi phí năng lượng tối ưu

Sau một thời gian sử dụng, nhiều bụi bẩn sẽ bám lên dàn lạnh hoặc các ống dẫn khí. Điều này khiến cho hệ thống điều hòa cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Điều hòa sẽ tốn thêm điện năng để làm mát so với thông thường.

Việc bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ sẽ làm giảm tiêu hao năng lượng của máy và điều đó sẽ giúp tiết kiệm chi phí sử dụng đáng kể.

Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên giúp tăng tuổi thọ, độ bền điều hòa.

Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên sẽ giúp điều hòa hoạt động bền bỉ và trơn chu. Bởi khi hoạt động ở trạng thái không tốt, điều hòa sẽ chịu áp lực cao, từ đó nó sẽ làm giảm tuổi thọ của hệ thống.

Hạn chế hư hỏng nặng, tránh lãng phí sửa chữa

Bảo dưỡng điều hòa định kỳ giúp bạn luôn biết được tình trạng của máy đang ở mức nào. Giảm thiểu tình trạng các chi tiết, bộ phận bị quá tải, hỏng nhưng không biết. Điều đó sẽ dẫn đến phát sinh chi phí sửa chữa và thay thế cao. Luôn biết trước được tình trạng thiết bị, tránh lỗi chùm và khắc phục sự cố sớm sẽ làm giảm chi phí trong tương lai.

Vệ sinh điều hòa thường xuyên sẽ luôn an toàn cho sức khỏe gia đình bạn

Điều hòa sạch sẽ, hoạt động tốt sẽ giúp không khí được trong lành. Chất lượng không khí sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu điều hòa hoạt động ở trạng thái không tốt. Vì thế hãy nên bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa thường xuyên giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc…để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

CHUẨN BỊ NHỮNG DỤNG CỤ ĐỂ BẢO DƯỠNG ĐIỀU HÒA

  • Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu.
  • Bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở dàn lạnh.
  • Tuốc nơ vít và các thiết bị dân dụng khác.
  • Khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
  • Túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo mưa tiện lợi).
  • Máy hút bụi.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG ĐIỀU HÒA

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tắt máy lạnh và ngắt hết nguồn điện xung quanh để đảm bảo an toàn. Sau khi tắt máy, phải đợi hơn 2 phút sau mới được tiến hành mở máy và bảo dưỡng điều hòa.

Bước 2: Kiểm tra lượng gas hiện tại trong máy điều hòa. Cần kiểm tra để xem lượng gas còn lại là bao nhiêu; nếu ít thì phải bơm thêm để giúp máy làm lạnh được tốt hơn. Đồng thời hãy kiểm tra đường ống dẫn gas, nhất là tại các mối nối để tránh tình trạng máy bị rò rỉ gas.

Bước 3: Mở vỏ máy và tiến hành kiểm tra các thiết bị, linh kiện bên trong có sai sót gì hay không. Mô-tơ điện, máy bơm áp lực,… có dấu hiệu bị hỏng gì không.

Bước 4: Khi tiến hành bảo dưỡng, vệ sinh dàn lạnh hệ thống điều hòa máy lạnh, bạn hãy dùng dung dịch tẩy rửa để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn,… ở các kẽ hở bên trong dàn lạnh. Đồng thời, đảm bảo rằng xung quanh cửa thoát khí không có cặn bẩn hoặc vật cản nào. Nhớ kiểm tra cả ống thoát nước dư.

Bước 5: Vệ sinh, bảo dưỡng cánh quạt điều hòa.Các cánh quạt rất dễ bám bẩn. Trước khi làm sạch cánh quạt, bạn nên cố định nó rồi lau khô trước. Sau đó sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để xóa sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên cánh quạt.

Bước 6: Vệ sinh dàn nóng.Tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám,… Đồng thời chú ý quan sát xem dàn nóng có được che chắn cẩn thận không, dây tiếp đất còn nguyên vẹn không,…

Bước 7: Vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy. Tiến hành tháo bộ lọc khí rồi rửa qua bằng nước ấm khoảng 30 độ C. Sau đấy để cho ráo nước hoặc dùng khăn lau sạch. Đồng thời dùng khăn có nhiệt độ vừa phải lau qua vỏ máy để giữ vệ sinh sạch sẽ.

Bước 8: Kiểm tra lại và kết thúc quá trình bảo dưỡng điều hòa.

Bước cuối cùng, sau khi lắp lại hết các thiết bị, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, dây điện và ổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc bị hở không. Tiếp theo đó bật máy và kiểm tra xem máy chạy ổn định không. Quá trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa của bạn đến đây là kết thúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X